Social Icons

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Tiềm năng du lịch sinh thái của Việt Nam


Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch.


Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch.
Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo…, và trên lãnh thổ đó là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, đấu tranh giữ nước với nhiều truyền thống có những nét đặc trưng riêng, nhiều di tích văn hóa lịch sử nên Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển du lịch sinh thái.
Về các tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch sinh thái, nét thể hiện rõ nhất là ở Việt Nam có sự đa dạng sinh học khá cao, cũng như các hệ sinh thái đặc trưng.
Về thành phần các loài động thực vật, tại Việt Nam có tới 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ, trong đó có nhiều loài cổ xưa và hiếm có, ví dụ như Tuế phát triển từ Đại Trung Sinh, các loài có giá trị kinh tế gồm hơn 1000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, hơn 1000 loài cây thuốc, 100 loài quả rừng ăn được... Về động vật có tới 11.217 loài và phân loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật khác. Về các loài thú, Việt Nam có 10 loài đặc trưng nhiệt đới: Cheo, Đồi, Chồn bay, Cầy mực, Cu li, Vượn, Tê tê, Voi, Heo vòi, Tê giác và đặc biệt, trong thế kỷ 20 có 5 loài thú lớn mới được phát hiện thì đều ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ tính đa dạng sinh học của nước ta còn khá cao và có thể còn có nhiều loài sinh vật mới có mặt tại Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét